logo
add image
TRANG CHỦ TIN TỨC HOẠT ĐỘNG CỦA BAN

Tiếp tục hoàn thiện công nghệ và xuống giống vụ đông xuân trong nhà màng tại Trung tâm nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Phú Yên.

Ngày đăng

Ngày nay, sản xuất rau ăn quả đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức: giá đầu vào cao, giá bán thấp, thị trường không ổn định, thời tiết ngày càng phức tạp, môi trường ô nhiễm, dịch bệnh tràn lan.

Hướng tới mục tiêu sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Phú Yên đã phát triển nhiều mô hình trồng các loại rau ăn quả trong nhà màng. Đặc biệt, là các loại rau ăn quả trồng trái vụ (vụ đông xuân) như: dưa Hoàng Kim, cà chua, ớt cay đã “bén rễ” và được đánh giá là những cây trồng nhiều triển vọng.

z4970514644729_1b1fd5f85d02761b80435176b4041c7a.jpg

Hình ảnh vườn dưa Hoàng Kim tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển Nông nghiệp công nghệ cao Phú Yên

Trong những năm qua, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Phú Yên đã tiến hành trồng nhiều vụ dưa Hoàng Kim và nhận thấy rằng, canh tác trong nhà màng vào vụ đông xuân giúp cây trồng hạn chế được sự tấn công của dịch hại, côn trùng gây bệnh, chủ động được về thời tiết, hạn chế sâu bệnh hại, thu lại lợi nhuận cao. Hiện trên Trung tâm đang có mô hình trồng dưa Hoàng Kim trong nhà màng với diện tích 1.000m2. Dự kiến sẽ thu hoạch vào dịp Tết nguyên đán 2024. Cùng với đó, đội ngũ kỹ thuật hàng ngày thực hiện các công đoạn chăm sóc, tỉa lá, cắt ngọn, tỉa quả.  Mỗi vụ Tết có thể thu được 2.300 – 2.500kg/2.400 bầu, cùng với đó nhu cầu thu mua dịp cận Tết cũng rất cao, giá có thể dao động từ 30.000 – 35.000/kg,  lượng dưa khá khan hiếm do đó lợi nhuận thu lại của dưa Hoàng Kim vụ đông xuân cũng rất cao.

Năm 2023, Trung tâm đã cơ bản hoàn thiện được quy trình trồng cà chua bi trong nhà màng, qua 1 năm nghiên cứu và trồng thử nghiệm 2 vụ cà chua bi, Trung tâm đã lựa chọn ra được giống cà chua bi socola có khả năng kháng bệnh và đem lại năng suất cao nhất, đồng thời giống này cũng thích hợp với cả 2 vụ trồng trong năm (vụ hè thu và vụ đông xuân). Sau khi trồng 60-65 ngày cây cho thu hoạch. Thời gian thu hoạch kéo dài 4-5 tháng, tùy theo điều kiện chăm sóc cây. Xuyên suốt quá trồng, Trung tâm cũng rất lưu ý đến vấn đề sâu bệnh hại, do đó vườn được kiểm soát theo đúng quy trình bảo vệ sâu, bệnh hại nghiêm ngặt đảm bảo được quả không bị tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó, cà chua bi cũng được đóng gói và có mã truy xuất nguồn gốc rõ ràng, đem lại sự tin tưởng đối với người mua hàng trong giai đoạn nhu cầu sản phẩm rau an toàn ngày càng cao. Mô hình bước đầu cho thấy những hiệu quả rõ rệt, có hiệu quả kinh tế cao và chất lượng, phù hợp để nhân rộng và phát triển sản xuất. Trung tâm đã và đang có những bước đánh giá cuối cùng để sẵn sàng chuyển giao cho các đơn vị sản xuất.

z4970514768843_a7758555b20c1cd7bbb704d8beaf1eb5.jpg

Hình ảnh cà chua bi socola sau 50 ngày trồng tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển  Nông nghiệp công nghệ cao Phú Yên

Bên cạnh dưa Hoàng Kim và cà chua bi, ớt cũng là loại cây gia vị có giá trị kinh tế cao mà người làm nông nghiệp công nghệ cao hướng đến. Mô hình trồng ớt trong nhà màng sẽ hạn chế ảnh hưởng xấu của điều kiện ngoại cảnh trong suốt quá trình sinh trưởng của cây ớt. Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu và nhận thấy trồng ớt cay trên giá thể trong nhà màng đem lại hiệu quả kinh tế cao, Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao Phú Yên đã đề xuất và nhận được sự phê duyệt thực hiện nhiệm vụ trồng cây ớt cay trong nhà màng, gồm 2 giống chủ lực là ớt sừng và ớt Peru. Mô hình đang được trồng vụ thử nghiệm vụ đông xuân với diện tích 1.600m2. Qua 02 tháng thực hiện, cây ớt phát triển phát triển rất tốt và chưa thấy sự xâm nhập của sâu bệnh hại, đến nay ớt Sừng đã cho những nụ hoa đầu tiên. Hứa hẹn sẽ mang lại một đối tượng cây trồng mới, hiệu quả hơn trong điều kiện nhà màng tại Phú Yên.

z4970514932480_5f4f3f557418f36f2996fc8a81c4b4ab.jpg

Hình ảnh ớt Sừng trong giai đoạn ra hoa (50 ngày sau trồng)

Trong những năm tiếp theo, Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao Phú Yên sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm nhiều mô hình cây trồng mới góp phần từng bước mở rộng diện tích sản xuất nhằm tạo nên quy trình trồng an toàn sâu bệnh hại.

Tác giả: Trần Phương Hà (admin: Nhung)

Top